1,292 total views, 1 views today
Gluten là một loại protein có trong ngũ cốc, lúa mạc, lúa mì,.. xuất hiện khá muộn trong chế độ ăn của con người so với quá trình hình thành và phát triển của loài. Hệ tiêu hóa con người không thích hợp trong việc tiêu thụ gluten. Gluten thường gây ra các phản ứng tự miễn và ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe về thể chất lẫn tinh thần. 1% dân số Mỹ sẽ gặp nguy hiểm nếu tiêu thụ gluten vì họ đặc biệt nhạy cảm với loại protein này.
Chế độ ăn Gluten-free
Gluten khi tiếp xúc với niêm mạc ruột non sẽ gây ra phản ứng viêm mãn tính, ngăn cản quá trình hấp thu chất dinh dưỡng. Phần đông mọi người không nhận biết được điều này trước khi tình trạng trở nên trầm trong như tiêu chảy, phát ban, thiếu máu,..
Chế độ Gluten-free bắt đầu bằng việc loại bỏ các loại thức ăn như: lúa mì, lúa mạch, bánh mì, phụ gia thực phẩm đống hộp, ngũ cốc đóng hộp, nước sốt. Thậm chí gluten còn có mặt trong mỹ phẩm và dược phẩm.
Nhóm thực phẩm giàu dinh dưỡng thay thế bao gồm: gạo nguyên xơ, kê, rau xanh lá, trái cây, thịt gia cầm chăn thả tự nhiên, trứng, trái cây,…Nhóm thực phẩm giúp đường tiêu hóa phục hồi tổn thương từ chế độ ăn chứa nhiều gluten trước đây.
Tại sao gluten-free giúp bạn giảm cân?
Những sản phẩm chuyển hóa vốn độc hại với cơ thể thay vì được đào thải qua phân lại được hấp thụ do niêm mạc ruột bị tổn thương dưới ảnh hưởng của gluten. Độc tố khởi phát phản ứng miễn dịch của cơ thể và gây viêm tiềm tàng, rối loạn quá trình cân bằng hormone và biểu hiện gen. Nồng độ cortisol tăng cao khi gluten hiện diện trong chế độ ăn là một trong những nguyên nhân sớm nhất gây hậu quả tăng cân.
Ngoài ra, quá trình viêm mãn tính xảy ra ở cơ bắp khiến bạn bị mất cơ, đau cơ dẫn đến giảm chuyển hóa cơ bản, giảm tiêu thụ năng lượng trong ngày và tăng tích mỡ dưới da.
Những ảnh hưởng khác của gluten đối với sức khỏe
Tuyến giáp:
Kháng thể miễn dịch được cơ thể tạo ra để chống lại gluten có khả năng tấn công tuyến giáp và gây rối loạn chức năng của tuyến nội tiết quan trọng này. Quá trình tồn tại của kháng thể đôi khi kéo dài nhiều năm khiến tuyến giáp luôn trong tình trạng hoạt động kém, ảnh hưởng đến tâm trạng và hoạt động chuyển hóa năng lượng của cơ thể.
Kháng insulin:
Thực phẩm chứa gluten và các loại thực phẩm công nghiệp phơi nhiễm với gluten thường có chỉ số glycemic cao. Nghĩa là chúng nhanh chóng làm tăng lượng đường huyết, khiến tuyến tụy phải tiết nhiều insulin để cân bằng đường huyết. Quá trình này cứ tiếp diễn liên tục tương ứng với mỗi bữa ăn của bạn. Lượng insulin máu luôn ở mức cao và tế bào sẽ dần mất nhạy cảm với loại hormone này, dẫn đến tình trạng đề kháng insulin. Đề kháng insulin được xem là nguyên nhân dẫn đến tiểu đường tuýp 2 khá phổ biến hiện nay.