LÀM THẾ NÀO ĐỂ THOÁT KHỎI CHỨNG HÔI MIỆNG

Home / SỐNG KHOẺ / LÀM THẾ NÀO ĐỂ THOÁT KHỎI CHỨNG HÔI MIỆNG

1,044 total views, 1 views today

Mọi người đều có hơi thở có mùi (còn gọi là chứng hôi miệng) ở một số thời điểm, chẳng hạn như buổi sáng khi bạn thức dậy. Nhưng hơi thở có mùi dai dẳng thì không thể chấp nhận như một điều hiển nhiên. Trong bài này, bạn sẽ tìm thấy những lời khuyên để thoát khỏi chứng hôi miệng.

chung-hoi-mieng

Những người hơi thở có mùi dai dẳng thường cảm thấy thiếu tự tin. Bạn không thể ngửi thấy mùi hơi thở hôi của chính mình, vì bạn đã quen với mùi trong miệng. Vì vậy, nếu chỉ thở ra tay, bạn không thể nào phát hiện ra chất lượng thực sự của hơi thở, nhưng người khác có thể cảm thấy rất tệ. Có một cách đơn giản để kiểm tra: liếm vào bên trong cổ tay của bạn, để nước bọt khô trong 10 giây và ngửi nó. Nếu có mùi xấu, chắc chắn hơi thở của bạn cũng vậy.

Nguyên nhân gây ra hơi thở có mùi

Trong hầu hết các trường hợp, hơi thở có mùi là do vệ sinh răng miệng kém. Thức ăn dính ở răng và lưỡi, bị phân hủy theo thời gian và tạo ra mùi hôi.

Sau khi tiêu thụ các thực phẩm nặng mùi như tỏi, hành tươi, cà phê và một số loại thuốc,…là nguyên nhân gây hôi miệng trong thời gian ngắn.

Việc tích tụ các mảnh thức ăn thối rữa trên bề mặt của amidan (hay còn gọi là bã đậu amidan) cũng là một trong những nguyên nhân gây ra chứng hôi miệng.

Tuy nhiên, vi khuẩn là 90% nguyên nhân gây ra hôi miệng. Vi khuẩn phân hủy thức ăn trong miệng. Buổi sáng là thời gian hơi thở nặng mùi nhất, vì miệng bạn đã khô cả đêm, cho phép vi khuẩn có đủ thời gian để làm nên chứng hôi miệng.

Các chứng bệnh như khô miệng, tiểu đường, viêm dạ dày, viêm họng, mũi hoặc phổi; bệnh gan và thận cũng là những nguyên nhân gây ra hơi thở có mùi.

Làm thế nào để thoát khỏi chứng hôi miệng?

Hai nguyên nhân chính gây ra hơi thở có mùi là do vi khuẩn và thức ăn bị phân hủy trong miệng. Vệ sinh răng miệng thường xuyên là một trong những biện pháp khắc phục tốt nhất cho hơi thở có mùi.

  • Đánh răng: đánh răng 2 lần mỗi ngày, chọn kem đánh răng chứa fluorid. Đánh răng đều đặn là cách tốt nhất ngăn ngừa hơi thở có mùi.
  • Làm sạch lưỡi: 60% hơi thở có mùi là do vi khuẩn tích tụ trên lưỡi, đặc biệt là ở lưng lưỡi. Bạn nên cạo lưỡi 2 lần mỗi ngày với bàn chải lưỡi hoặc một chiếc muỗng.
  • Dùng nước súc miệng: nên tránh các loại nước súc miệng chứa cồn vì sẽ gây khô miệng. Nên sử dụng nước súc miệng có chứa kẽm clorid, cloehexidin hoặc hydrogen peroxid.
  • Uống nước trà: trà xanh chứa catechin – một chất chống oxy hóa mạnh, có thể giúp miệng của bạn loại trừ vi khuẩn gây mùi.

Giữ độ ẩm trong miệng: nước bọt của bạn là kẻ thù của chứng hôi miệng. Nước bọt chứa các enzym bảo vệ quan trọng và có tính sát khuẩn. Miệng khô làm trầm trọng thêm mùi hôi của hơi thở. Miệng của bạn sản xuất nước bọt ít hơn vào ban đêm khi bạn ngủ, đó là lý do tại sao bạn nhận thấy mùi hôi phát ra từ miệng vào buổi sáng. Vì vậy, hãy giữ cho miệng đủ độ ẩm để kích thích tuyến nước bọt.

  • Nhai kẹo cao su không đường để kích thích tuyến nước bọt. Chúng cũng có mùi thơm có thể che giấu mùi hơi thở của bạn. Không nên sử dụng các sản phẩm có đường, vì vi khuẩn trong miệng có xu hướng lên men đường, góp phần tạo ra mùi hơi thở.
  • Một số loại thuốc hoặc phương pháp trị bệnh có thể gây khô miệng. Nếu không thể chuyển sang loại thuốc khác, bạn có thể tham khảo nước súc miệng hoặc kem đánh răng với công thức đặc biệt để chống khô miệng.
  • Uống nước đều đặn trong ngày. Nước không giúp sản xuất nước bọt nhưng sẽ giữ ẩm cho miệng.

Hơi thở có mùi đôi khi có thể là triệu chứng cơ bản của một số vấn đề sức khỏe khác. Nếu bạn nhận thấy vẫn chưa thoát khỏi chứng hôi miệng khi đã thực hiện các biện pháp trên, hãy gặp bác sĩ để được kiểm tra và điều trị đúng cách.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


5.00