Một Vài Điều Cần Biết Về Tẩy Tế Bào Chết Trên Da

Home / CHĂM SÓC DA / Một Vài Điều Cần Biết Về Tẩy Tế Bào Chết Trên Da

1,446 total views, 1 views today

Tẩy tế bào chết là một kỹ thuật thường sử dụng để loại bỏ phần lớn lớp biểu bì da đã chết ở bên ngoài (hay còn gọi là lớp sừng), nhằm cải thiện vể bề ngoài của da. Những lợi ích tiềm tàng của kỹ thuật là làn da trông tươi mới, mịn màng, trắng sáng hơn; tăng độ hấp thu của thành phần hoạt chất trong các sản phẩm chăm sóc da và đối với người có làn da quá nhờn nhằm làm giảm sự tiết dầu ở nhiều mức độ khác nhau.Tẩy tế bào chết

Có nhiều ý kiến trái chiều đối với sự ảnh hưởng của kỹ thuật tẩy tế bào chết đối với nếp nhăn, nhưng nhìn chung, phương pháp này không cải thiện được các nếp nhăn trên da do tác dụng của nó nằm ở trên bề mặt – lớp ngoài cùng của da, không gây ảnh hưởng đến lớp hạ bì – nơi hình thành nếp nhăn.

Không nên nhầm lẫn kỹ thuật tẩy tế bào chết với kỹ thuật peel hóa học, laser và các phương pháp xâm lấn tương tự để điều trị các nếp nhăn khác. Mục đích của các phương pháp này là tạo ra các tổn thương tác động vào lớp hạ bì – một cấu trúc sâu hơn chịu trách nhiệm về sự toàn vẹn của làn da, chứ không đơn thuần là loại bỏ lớp da chết bên ngoài như phương pháp tẩy da chết thông thường. Khi bị tổn tương, làn da sẽ tự sửa chữa và làm đầy một số nếp nhăn thông thường. Kỹ thuật peel hóa học là môt phương pháp điều trị tích cực được thực hiện bởi các chuyên gia đã qua đào tạo. Không chỉ đơn giản là tẩy tế bào chết, mà chúng hoạt động theo một cơ chế khác hoàn toàn.

Vậy, tẩy tế bào chết đều đặn có ích cho da hay không và đối tượng nào có thể tẩy tế bào chết? Lợi ích của bổ sung thao tác tẩy tế bào chết trong chế độ chăm sóc da đều đặn không phải là toàn diện và tuyệt đối đối với tất cả các trường hợp. Trước hết, lớp tế bào chết ngoài cùng cũng được loại bỏ liên tục một cách tự nhiên dưới nhiều cách khác nhau. Nếu quá trình đó không xảy ra, da sẽ trở nên dày hơn vì tế bào biểu bì mới (keratinocyte) luôn được sản sinh liên tục và tích lũy dần lên. Khả năng thay thế các tế bào biểu bì diễn ra nhanh chóng và thường xuyên ở người trẻ tuổi. Do đó, đối tượng này thường không nhận được tác dụng tích cực từ việc tẩy da chết và đôi khi phải chịu tác dụng phụ của nó. Thậm chí, một số người ở độ tuổi 30 đến trên 40 tuổi vẫn có khả năng thay đổi và phục hồi da tương đối khá và có thể không cần thiết phải tẩy tế bào chết. Ngược lại, một số người ở độ tuổi 30 có làn da thô ráp, thiếu sức sống do lớp sừng (lớp trên cùng bao gồm các tế bào chết) quá dày.  Nhóm người này có thế nhận được hiệu quả tích cực từ việc tẩy tế bào chết đều đặn. Phương pháp này đôi khi còn làm giảm việc sản xuất bã nhờn trên da ở những người có làn da quá nhờn, đặc biệt đối với trường hợp tẩy da chết bằng beta và/hoặc alpha hydroxy acid. Tuy nhiên, đối với nhóm người có làn da nhạy cảm, việc tẩy tế bào chết có thể gây kích ứng, nên thận trọng trong việc lựa chọn các phương pháp này.

Nếu bạn xác định tẩy tế bào da chết là một kỹ thuật cần thiết trong thói quen chăm sóc da, thì nên thực hiện kỹ thuật này như thế nào? Ngoại trừ trường hợp làn da cực kỳ nhờn, việc tẩy da chết hằng ngày không phải là một ý kiến tốt. Mục đích của phương pháp là tẩy tế bào chết phía ngoài da, do đó cần thời gian ít nhất vài ngày để các tế bào chết  tích tụ với một số lượng khá lớn. Nếu bạn tẩy tế bào chết quá nhiều, lớp tế bào sống có thể bị ảnh hưởng, gây tăng nguy cơ kích ứng và tổn thương làn da.

Hầu hết các trường hợp tẩy tế bào chết chỉ cần thực hiện 1 đến 2 lần một tuần là đủ. Bạn nên xác định tần số tối ưu tùy vào làn da của bạn, độ mạnh của phương pháp tẩy da chết mà bạn đang sử dụng và các yếu tố khác. Nếu xuất hiện các phản ứng kích thích, tăng độ nhạy cảm hoặc khô da, có thể bạn đã tẩy tế bào chết quá nhiều.

Phương pháp tẩy tế bào chết phổ biến bao gồm alpha và beta hydroxid acid, peel enzyme, siêu mài mòn và một số các phương pháp khác. Một số phương pháp có thể kèm theo các lợi ích khác. Ví dụ, alpha-hydroxy acid (đặc biệt là acid glycolic và lactic) có thể có các tác dụng khác độc lập với tác dụng tẩy tế bào chết, chẳng hạn hư việc cải thiện cấu trúc da. Beta-hydroxy acid, ví dụ như acid salicylic đặc biệt hiệu quả trong việc giảm sản xuất dầu trên da và có thể phù hợp với làn da dầu, dễ bị mụn. Ngược lại, các phản ứng kích ứng mãn tính và tổn thương trên da từ việc lạm dụng tẩy tế bào chết bằng acid có thể gây xuất hiện các vấn đề da liễu khác và góp phần vào việc lão hóa da. Hãy thận trọng và chú ý lắng nghe làn da của bạn trước khi quyết định sử dụng bất cứ thao tác nào lên da.

One Comment

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


0.00