709 total views, 1 views today
Trong cuộc sống hiện đại, mất ngủ đang ngày càng phổ biến và có dấu hiệu “trẻ hóa” khi tỷ lệ những người tuổi 15 – 30 bị mất ngủ gia tăng nhanh. Theo thống kê của Trung tâm chăm sóc sức khỏe cộng đồng TPHCM, mỗi tháng nơi đây tiếp nhận khám cho khoảng 400 trường hợp rối loạn giấc ngủ, trong đó chủ yếu là mất ngủ, con số này cao gấp 4 lần so với 2, 3 năm trước.
Tỷ lệ người mất ngủ đang ngày càng gia tăng, khiến số lượng người sử dụng thuốc an thần gây ngủ, “cưỡng ép” giấc ngủ không ngừng tăng lên. Sự ra đời của thuật ngữ giấc ngủ sinh lý nhằm để phân biệt với giấc ngủ phi sinh lý do sử dụng thuốc an thần, thuốc ngủ. Giấc ngủ sinh lý dùng để chỉ những giấc ngủ tự nhiên, theo đúng nhịp sinh học của cơ thể. Giấc ngủ sinh lý mang đến cho người ngủ cảm giác thoải mái, hưng phấn khi tỉnh dậy.
Trong khi đó, giấc ngủ do sử dụng dụng thuốc mang lại kết quả hoàn toàn trái ngược. Thuốc ngủ không thể giải quyết nguyên nhân gây mất ngủ, não bộ chỉ đang bị đánh lừa phản xạ do các chất trong thuốc ngủ. Ngoài ra, những người dùng thuốc ngủ có nguy cơ bị mất trí nhớ cao, tăng gấp 4 lần nguy cơ tử vong và 35% nguy cơ ung thư.
Sau đây là những lời khuyên để có được một giấc ngủ sinh lý “ngon” toàn diện:
- Tránh xem TV hoặc sử dụng máy tính vào ban đêm, hoặc ít nhất 1 giờ trước khi ngủ, vì những thiết bị công nghệ này có thể tác động tiêu cực đến giấc ngủ của bạn. TV và màn hình máy tính phát ra ánh sáng màu xanh, gần giống ánh sáng bạn phải tiếp xúc ở ngoài trời ban ngày.
Điều này gây phản ứng cho não của bạn hiểu lầm thời gian vẫn là ban ngày, do đó ngăn chặn sự bài tiết melatonin.
Ở trạng thái bình thường, não của bạn bắt đầu tiết melatonin trong khoảng từ 9h đến 10h tối, gây ra cảm giác buồn ngủ. Khi bị tác động bởi ánh sáng các thiết bị TV và màn hình máy tính, não phản ứng nhầm thời gian, dẫn đến hiện tượng mất ngủ.
- Ngủ trong bóng tối: Ngay cả một chút ánh sáng trong phòng cũng có thể làm gián đoạn đồng hồ sinh học, ảnh hưởng đến quá trình sản xuất melatonin và serotonin. Do vậy, hãy đóng kín cửa phòng ngủ, tắt mọi thiết bị ánh sáng để có một giấc ngủ ngon, giúp não thải độc hiệu quả hơn.
- Giữ nhiệt độ phòng không cao hơn 21 độ C: TS Mercola cho biết, nhiều người có thói quen giữ phòng ngủ ở nhiệt độ phòng quá cao. Các nghiên cứu cho thấy, nhiệt độ phòng tối ưu cho giấc ngủ từ 15 đến 21 độ. Tùy vào sở thích của mỗi người mà bạn có thể lựa chọn bỏ bớt một vài lớp quần áo, hoặc đắp thêm một lớp chăn.
- Tắm nước nóng 90-120 phút trước khi ngủ: Hoạt động này giúp làm tăng nhiệt độ cơ thể và bạn sẽ cảm thấy tỉnh táo, năng động hơn nhưng sau đó, cơ thể bắt đầu quá trình hạ nhiệt, bạn sẽ cảm thấy thoải mái hơn khi nghỉ ngơi.
- Không ngủ trong môi trường điện từ: Sóng điện từ có thể tác động đến quá trình sản xuất melatonin và serotonin và nhiều ảnh hưởng khác. Các chuyên gia khuyên bạn nên tắt tất cả các thiết bị năng lượng trong nhà trước khi ngủ để giảm ảnh hưởng của song điện từ đến cơ thể.
- Để đồng hồ báo thức và các thiết bị điện tử khác tránh xa giường ngủ: Nếu bạn buộc phải sử dụng các thiết bị này, giữ chúng ở xa giường càng xa càng tốt, ít nhất là 1 mét. Điều này giúp bạn giảm căng thẳng, tránh tình trạng thức dậy giữa chừng khi ngủ.
[…] cần ngủ trung bình 7-9 tiếng mỗi ngày, trẻ em và thanh thiếu niên cần thời gian ngủ nhiều hơn để đáp ứng nhu cầu phát triển về cả thể chất lẫn não bộ. Khi […]