PHÒNG NGỪA VÀ ĐIỀU TRỊ BÉO PHÌ Ở TRẺ EM

Home / ĐẸP KID / PHÒNG NGỪA VÀ ĐIỀU TRỊ BÉO PHÌ Ở TRẺ EM

1,315 total views, 1 views today

Nguyên nhân dẫn đến béo phì ở trẻ em: cơ thể chúng ta sẽ lưu trữ lượng calo (năng lượng) như một chất béo. Vì vậy, nếu tiêu thụ nhiều calo hơn mức cần thiết, bạn sẽ có xu hướng tăng cân. Để kiểm soát cân nặng, cần sử dụng nhiều calo hơn mức ăn vào. Sau đây là những yếu tố chính gây ra sự mất cân bằng giữa lượng calo ăn vào và lượng tiêu thụ, dẫn đến chứng béo phì ở trẻ em.

béo phì ở trẻ em

Yếu tố di truyền – nguyên nhân đầu tiên của bệnh béo phì ở trẻ em: béo phì có xu hướng theo tiền sử gia đình.

Thói quen ăn uống:

  • Trẻ ăn nhiều calo hơn mức cơ thể cần.
  • Thói quen ăn uống không lành mạnh bao gồm: ăn uống trong khi xem tivi hoặc trong khi làm bài tập, uống nước ngọt có gaz hoặc ăn cả khi không đói.
  • Trẻ thích ăn thức ăn nhanh hơn, đồ ăn vặt, thực phẩm chế biến sẵn, thức uống nhiều đường đã thay thế những thức phẩm lành mạnh (ngũ cốc nguyên hạt, rau quả và trái cây).

Các hoạt động thể lực của trẻ:

  • Ngày nay, trẻ em thường trải qua nhiều giờ để xem tivi. Hoạt động này tiêu thụ ít năng lượng , hơn nữa trẻ có xu hướng ăn vặt trong khi coi truyền hình.
  • Các hoạt động phổ biến khác của trẻ là máy vi tính và trò chơi điện tử, dẫn đến lối sống ngồi nhiều.
  • Xu hướng giảm các hoạt động thể dục thể thao trong nhà trường.
  • Một số bệnh có thể gây béo phì ở trẻ em nhưng hiếm khi xảy ra, chúng bao gồm: hormon, sự mất cân bằng hóa học và các rối loạn chuyển hóa.

Bố mẹ thừa cân: bố mẹ thừa cân thường ít quan tâm đến cân nặng của con hơn là các bố mẹ luôn duy trì cân nặng khỏe mạnh.

Cách phòng ngừa béo phì ở trẻ em: cơ sở để kiểm soát cân nặng của trẻ dựa trên 2 nền tảng, là quản lý chế độ ăn và hoạt động thể chất.

  1. Quản lý chế độ ăn uống:
  • Giáo dục cho chính bạn và con bạn về nhu cầu dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
  • Đừng ép trẻ ăn quá nhiều, kiểm soát lượng thực phẩm trẻ ăn là gì và bao nhiêu.
  • Bao gồm nhiều thực phẩm đa dạng trong chế độ ăn: trái cây, rau củ. Ngay cả những thực phẩm nhiều chất béo và calo cũng cần thiết trong chế độ ăn nhưng với một số lượng vừa phải.
  • Giáo dục trẻ ăn chậm và nhai thức ăn thật kỹ. Phải mất 20 phút để bộ não nhận biết rằng bạn đã ăn đủ. Nhưng không ăn quá chậm vì bé có thể ngừng ăn vì cảm thấy đã ăn đủ.
  • Không cấm trẻ ăn vặt. Một bữa ăn nhẹ theo kế hoạch là một phần của chế độ ăn uống lành mạnh. Mặt khác, ăn vặt liên tục sẽ dẫn đến tăng cân. Bạn nên cung cấp một bữa ăn nhẹ cho trẻ sau giờ học. Điều này cung cấp năng lượng cần thiết cho trẻ để làm bài tập về nhà và chơi đến khi ăn tối.
  • Tránh ăn quá nhiều thực phẩm có hàm lượng chất béo hoặc thực phẩm chứa calo cao.
  • Tránh xem truyền hình trong thời gian ăn, vì trẻ sẽ có xu hướng ăn nhiều hơn.
  1. Quản lí đồ ăn nhẹ:
  • Nên bao gồm ngũ cốc nguyên hạt, trái cây và rau trong chế độ ăn uống.
  • Hạn chế chất béo: tránh thực phẩm chiên xào, sử dụng sản phẩm sữa ít béo (1% sữa) hoặc không béo, sữa chua và pho mát không béo.
  1. Các hoạt động thể lực:
  • Hạn chế khoảng thời gian dành cho trẻ xem truyền hình, ngồi máy tính và các trò chơi điện tử. Những hoạt động này không đốt cháy nhiều calo, mà còn khiến trẻ có thời gian ăn đồ ăn vặt nhiều hơn.
  • Khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động thể dục thể thao.
  • Đảm bảo trẻ uống đủ nước để thay thế lượng nước bị mất do đổ mồ hôi.

Kết luận: để phòng ngừa và điều trị chứng béo phì ở trẻ, bạn phải loại trừ các nguyên nhân gây ra chứng béo phì. Đồng thời, thay đổi thói quan ăn uống và các hoạt động thể chất như đã nêu ở trên để ngăn ngừa và điều trị béo phì hiệu quả ở trẻ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


5.00