797 total views, 1 views today
Lớp tế bào chết bên ngoài da thường cần sự giúp đỡ để được bong khỏi da hoàn toàn. Một công thức tẩy da với thành phần như alpha hydroxy acid hoặc beta hydoxy acid có thể giúp cho làn da bạn tươi trẻ và mịn màng hơn.
Làn da là một cơ quan đặc biệt trong cơ thể, chúng không ngừng thay mới, phát triển các tế bào da mới để thay thế các tế bào cũ, đã chết trên bề mặt cơ thể. Cứ mỗi phút trôi qua, có khoảng 30.000 – 40.000 tế bào da chết bị tróc đi.
Các yếu tố như tuổi, da khô có thể không làm cho các tế bào da chết được bong ra dễ dàng hơn như vẻ bề ngoài của chúng. Khi các tế bào được xây dựng lên, chúng làm cho da trông thô ráp và nhão, làm bít tắc các lỗ chân lông dẫn đến việc hình thành mụn. Việc tẩy tế bào da chết thận trọng và có hiệu quả có thể giúp chúng được bong tróc dễ dàng hơn, làn da được thay mới trẻ trung, mịn màng hơn.
Có 2 phương pháp chính để tẩy tế bào da chết: tẩy da vật lý và tấy da hóa học. Cả hai đều rất phổ biển và có những ưu – nhược điểm khác nhau, tùy thuộc vào từng loại da cụ thể.
Tẩy tế bào da chết vật lý
Phương pháp này hoạt động bằng cách chà xát nhẹ bề mặt da bằng chất mài mòn nhẹ nhàng. Phương pháp này thường được sử dụng trên khuôn mặt với chất tẩy rửa dạng kem với các hạt thô và có kích thước nhỏ. Mát xa nhẹ nhàng trên khuôn mặt và làn da, sự ma sát hoạt động làm tế bào già nua bong tróc dễ dàng hơn.
Một số sản phẩm tẩy tế bào chết vật lý có sẵn trên thị trường và tương đối dễ sử dụng. Chúng thích hợp với làn da nhờn, mụn trứng cá, vì chúng loại bỏ các tế bào da chết làm tắc nghẽn lỗ chân lông. Nhưng phương pháp này chỉ hiệu quả khi bạn chà sát nhẹ nhàng với các hạt không quá thô cứng, nếu không có thể gây kích thích ngược trở lại.
Tuy nhiên, tẩy tế bào chết theo cách này có thể gây tổn thương làn da của bạn. Vì các hạt thô có thể tạo vết cắt trên da bạn khi chà xát quá mạnh và quá nhiều. Do đó, các bác sĩ da liễu khuyên bạn nên tạo chuyển động nhẹ nhàng khi sử dụng chúng, và nên tránh xa nếu bạn sở hữu làn da nhạy cảm.
Tẩy tế bào da chết hóa học
Phương pháp này sử dụng acid nhẹ để hòa tan bất cứ thứ gì ngăn cản việc bong tróc của các tế bào da cũ kĩ. Có hai chất chính được sử dụng trong phương pháp tẩy da chết hóa học, bao gồm alpha hydroxy acid (AHA) và beta hydroxy beta (BHA):
Alpha hydroxy acid có nguồn gốc từ các loại thực phẩm khác nhau, từ một số loại trái cây như sữa chua, táo, nho. Một số loại trái cây phổ biến nhất thường xuất hiện trên nhãn sản phẩm là acid glycolic, acid lactic, acid malic, alpha-hydroxyoctanoic.. AHA là lựa chọn phù hợp đối với những người có làn da khô hoặc da dày.
Beta hydroxy acid là đồng phân của Alpha hydroxy acid, nhưng khả năng tan trong dầu tốt hơn nên có hiệu quả hơn đối với da dầu hoặc da mụn. Một số BHA thường được biết đến là acid salicylic. Trên nhãn sản phẩm, có thể thấy salicylate, natri salicylate, acid beta hydroxybutanoic hoặc tropic acid.
AHA và BHA là những chất chăm sóc da ít khắc nghiệt hơn phương pháp tẩy da vật lý. Chúng làm mới làn da bằng cách mà phương pháp chà xát da không thể thực hiện được. Làm giảm độ pH trên da, giúp da mịn, giảm vết nhăn nông trên da, cải thiện bề mặt da khô hay bj hỏng do ánh nắng mặt trời.
Theo FDA Hoa Kỳ, bạn nên chọn sản phẩm tấy da chết hóa học chứa AHA với nồng độ khoảng thấp hơn 10% và pH từ 3,5 trở lên. Còn đối với BHA, nồng độ nên sử dụng là 1,5 – 2%. Nếu sử dụng ở nồng độ cao hơn có thể gây kích ứng da.
Những phương pháp tẩy da chết làm tăng độ nhạy cảm của da với ánh sáng mặt trời, và kéo dài một tuần sau đó. Trước khi ra ngoài, luôn sử dụng kem chống nắng và hạn chế tối đa việc tiếp xúc với nắng bạn nhé.
Khi nào tẩy da chết và tẩy như thế nào?
Không nên tấy da chết mỗi ngày, vì làn da cần thời gian để tái tạo toàn bộ bề mặt da. Đối với da khô, chỉ nên tẩy từ một đến hai lần một tuần, còn đối với da nhờn có thể lên đến 2-4 lần/ tuần. Ngưng tấy tế bào chết nếu bạn thấy da bị kích ứng hoặc phát ban. Nhớ dưỡng ẩm làn da sau khi tẩy tế bào chết, làm dịu và giữ cho da không bị khô.
[…] Da dầu phát sinh khi các tuyến bã nhờn hoạt động trên mức bình thường, gây nên tình trạng dầu nhờn dư thừa trên bề mặt da. Di truyền là một trong những nguyên nhân chính gây tăng tiết dầu quá mức, một số nguyên nhân khác có thể kể đến bao gồm thay đổi nội tiết tố, stress, ô nhiễm, một số loại mỹ phẩm, thuốc ngừa thai, ăn uống không tốt và chăm sóc da không đúng cách. […]